ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO USA, Sức Khỏe - USA

Làm thế nào để khắc phục đau nhức sau khi ngủ?

Đau sau khi ngủ có nhiều nguyên nhân, nhưng nhìn chung đều là do mạch máu và cơ bị chèn ép. Đây là một chứng bệnh có thể gây ra tai biến nguy hiểm nếu không biết cách xử lí, hoặc xử lí không đúng.

Đau nhức khi ngủ

Đau nhức khi ngủ

Nguyên nhân có thể là do phong hàn nhập vào kinh lạc mà đau ở hai bả vai – gáy (hội chứng vai – gáy). Sau đó xuất hiện cảm giác đau khi vận động, tê từ vai xuống tận bàn tay, lưng, hông, sườn – nhưng nơi có khối cơ dày.

Cảm giác khó chịu nửa người và cảm giác đau khó chịu ngày càng tăng. Phần lớn sẽ nghĩ là bị cảm gió, cảm mạo nên đã xoa dầu nóng, cạo gió.

Lương y Dương Xuân Mến giải thích: “Trong hội chứng vai, gáy thì loại đau nhức này do gối quá cao, tư thế nằm ngủ không đúng nên các mạch máu, cơ bị chèn ép. Nếu bị nhồi máu cơ tim cấp, huyết áp cao, trúng phong tạng phủ, tai biến mạch máu não… có thể dẫn đến liệt nửa người, đột quy, thậm chí là tử vong”.

Người có thói quen nằm nghiêng hay co quắp tay chân gò bó trước khi ngủ, nếu bình thường thì không có vấn đề gì nhưng khi thể cơ thể bị yếu mệt, hệ tuần hoàn hoạt động bị giảm tốc độ, việc lưu thông máu và trao đổi oxy trong cơ thể sụt giảm thì khi ngủ dậy sẽ mắc đau nhức một bên mình do bị chèn ép, cơ bắp lâm vào tình trạng thiếu máu quá ngưỡng, mà không thể tự khắc phục được nên gây ra hiện tượng cứng cơ, vẹo cổ sau khi ngủ dậy.

đau lưng nhức mỏi cơ thể vào mỗi buổi sáng ảnh hưởng đến tinh thần làm việc

đau lưng nhức mỏi cơ thể vào mỗi buổi sáng ảnh hưởng đến tinh thần làm việc

Nghiêm trọng hơn là nhiều người không biết phải điều trị thế nào nên đã tự xoa bóp không đúng cách, bôi dầu nóng, thuốc rượu, kem giảm đau, day ấn chỗ đau với hy vọng giảm và khỏi đau. Thậm chí có người đã cạo gió vì nghĩ là bị cảm mạo, trúng gió. Thế nhưng những loại thuốc, kem, dầu nóng… đều chỉ có tác dụng giảm đau tức thời, do đó sau một thời gian ngắn chứng đau nhức sẽ lại tái phát àm thôi.

Phương pháp cạo gió còn có thể gây xuất huyết dưới da, gây tụ máu chèn ép thêm hay tạo ra phản xạ co thắt cơ, làm đau nhức nặng hơn… Có nhiều người khi thấy bị cứng cổ, đau vai, lưng càng cố vận động, xoay cổ, vặn tay, lưng… đã làm chứng đau này không khỏi mà còn thấy đau và cứng cổ nhiều hơn.

Đau khắp người, nên làm gì?

Theo nhịp sống, có rất nhiều yếu tố gây ra việc gây thiếu máu tới các cơ như ngồi trước quạt máy lạnh, dầm mưa, dãi nắng lâu ngoài trời, gội đầu, tắm rửa ban đêm, ngồi lâu ở bàn giấy… Hoặc là khi ngủ lại nằm sai tư thế, dẫn đến làm sụt giảm sự cung cấp oxy cho các tế bào cơ, làm cho một lượng lớn axit lactic – thủ phạm gây đau mỏi cơ – bị giải phóng và gây ra chứng đau nhức khắp người này.

Đối với các cơn đau thông thường có nguyên nhân từ trúng phong kinh nạp nhẹ, cảm mạo, cảm gió thì chỉ cần đánh gió, xông hơi, ăn cháo hành… để làm giãn mạch và giãn cơ đồng thời kích thích hô hấp để tăng nồng độ oxy trong máu.

xu-ly-nhanh-truong-hop-khi-gap-nguoi-bi-dot-quy-5

Tuy nhiên nhiều người không có hiểu biết rõ ràng về y học, không thể phân biệt được các dạng đau nhức nên tốt nhất, ngay khi thấy có biểu hiện đau nhức khắp người thì cần  tới các cơ sở y tế chuyên khoa để khám chữa và dùng các phương pháp loại trừ bệnh, tìm nguyên nhân gây đau nhức, tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra.

Khi cơ thể đau nhức thì tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động trong vài ngày; có thể bổ sung thêm một số khoáng chất cho cơ thể như calci, kali và các vitamin C, B. Các bác sĩ đông y có biện pháp điều trị bằng xoa bóp đúng cách, châm cứu để giãn cơ chỗ đau nhằm tăng cường máu đến cơ bắp – biện pháp này sẽ giúp giảm đau dần bù lại người bệnh cần làm đều đặn trong nhiều ngày và phải có bác sĩ chuyên khoa thực hiện  nếu không cơn đau sẽ tái phát trở lại.

Còn về tiêm thuốc giãn cơ, việc này có hiệu quả trong một số trường hợp co thắt nhưng có nhiều tác dụng phụ. Tiêm tê tại chỗ giúp cắt cơn đau tốt nhưng không nên lạm dụng vì có thể gây phù nề tại chỗ tiêm.

Các yếu tố gây chứng đau sau khi ngủ dậy

– Có thói quen ngồi ngay trước quạt, máy lạnh.

– Thường xuyên đi dưới trời nắng nóng mà không đội nón, bị nắng chiếu vào gáy, hay dầm mưa…

– Hay gội đầu và tắm vào ban đêm, khi ngủ gối đầu quá cao.

– Thời gian ngồi bàn giấy nhiều, ít vận động, ngâm tay chân nhiều trong nước…

– Dễ bị cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp trên hoặc có một số bệnh lý nội khoa như thấp khớp, tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch.

– Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc mới sinh nở.

– Có hút thuốc lá…

Muốn ngăn ngừa nhức mỏi sau khi ngủ thì nên tránh các yếu tố trên để các khối cơ không bị chèn ép, co thắt mạch máu trong cơ bắp.

Nên tập thể dục nhẹ nhàng, xoa bóp, chườm nóng trước khi ngủ. Khi ngủ, nên chọn tư thế thoải mái để không bị chèn ép bắp thịt. Đặc biệt là các mẹ bầu, nên chú ý tư thế ngủ để không bị chèn ép cơ và mạch máu.

(Theo Gia đình xã hội)

http://sieuthithuocusa.com/product/fibromydol-5a-dau-nhuc-toan-than/