ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO USA, Q&A, Sức Khỏe - USA

Bị bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì?

Bệnh gout thường phát ra sau 1 số năm tích tụ tinh thể axit uric trong khớp và các mô bao quanh. Triệu chứng bao gồm: Nóng, đau, sưng, và rất mềm ở 1 khớp, thường là 1 ngón chân cái. Triệu chứng này gọi là podagra. Vậy khi mắc bệnh gout người bệnh nên ăn gì và nên kiêng gì để bệnh sớm khỏi?

Bệnh Gout được coi là căn bệnh của nhà giàu. Căn bệnh xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể, khiến người bệnh phải đối mặt với những cơn đau dữ dội, và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Mức sống được nâng cao thì tỉ lệ người mắc bệnh này cũng ngày càng nhiều.

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh Gout theo y học cổ truyền là:

– Thấp Nhiệt Uẩn Kết: Khớp sưng đỏ, đau, nóng. Phiền táo, khát, nước tiểu vàng, đỏ, đầu đau, sốt, sợ lạnh, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Nhu, Sác.

– Đờm Ngưng Trở Lạc: Do nhiều đờm ẩm gây nên, các khớp nặng, cử động khó khăn, khớp mềm hoặc cứng, có khi sốt cao, đầu đau, lo sợ, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế, Sáp.

– Phong Thấp Hàn, Huyết Ứ: Bệnh phát cấp, khớp đau cứng một chỗ, lạnh thì đau nhiều, gặp ấm, nóng dễ chịu hơn, có thể bị biến dạng khớp và cứng khớp, khó cử động. Dù sưng nhưng không thấy nóng, đỏ, lưỡi trắng mỏng, mạch Hoạt, Trầm, Huyền hoặc Nhu, Hoãn.

Bệnh gout là một trong những bệnh thấp khớp gây đau đớn nhất, do ứ đọng những tinh thể uric acid nhọn như kim ở tổ chức liên kết, ở ổ khớp hay cả hai. Sự ứ đọng này dẫn tới viêm khớp với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và cứng khớp.

Người bị bệnh gout nên kiêng ăn gì?

Bệnh gout là bệnh của rối loạn chuyển hóa chất đạm. Vì thế, những người bị bệnh gút nên kiêng tuyệt đối hoặc hạn chế những thực phẩm giàu đạm.

Những loại thực phẩm nên kiêng hoàn toàn:

  • Hải sản các loại.
  • Các loại thịt có màu đỏ như: Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…
  • Phủ tạng động vật như: Lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…
  • Trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn…
  • Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.

Bị bệnh gout kiêng hải sản
Khi mắc bệnh gout thì các bạn nhớ kiêng các món hải sản này ra nhé.

Những loại thực phẩm cần hạn chế:

  • Đạm động vật nói chung như: Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt…, cá và các loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch…
  • Đạm thực vật: Đậu hạt nói chung, nhất là các loại đậu ăn cả hạt như : đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…
  • Các chế phẩm từ đậu nành như: Đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ…
  • Các thực phẩm giàu chất béo như: Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh.

Bị gout kiêng thịt đỏ
Bị gout các bạn cứ kiêng luôn thịt đỏ cho chắc.

Về đồ uống:

– Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như: Rượu, bia, cơm rượu,…

– Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.

– Giảm các đồ uống có tính toan (có vị chua) như: Nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C, vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận.

Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh gout cũng không nên ăn khuya để giảm bớt gánh nặng làm việc cho gan, vì gan là cơ quan chuyển hóa đạm, sinh acid uric. lưu ý: Đối với tình trạng tăng acid uric máu

Bệnh gout nên ăn gì?

Và sau đây là một số thức ăn, đồ uống có lợi cho người bị bệnh gout:

– Thức ăn có lợi:

+ Các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như dưa leo, củ sắn, cà chua…giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hoái biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric.

– Đồ uống có lợi:

+ Một điều quan trọng nhất là Nên uống nhiều nước (tối thiểu 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày). Không uống nước buổi tối để tránh đi tiểu đêm, ảnh hưởng sức khỏe.

+ Nên uống nước khoáng không gaz có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tủa urat tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận (ví dụ sản phẩm nước khoáng kiềm Akaline).

Gan và thận là 2 cơ quan có vai trò đặc biệt quan trọng trong bệnh gút. Thận có vai trò đào thải acid uric. Gan có vai trò cân bằng lại chuyển hóa đạm, đường mỡ và cân bằng lại việc tạo ra acid uric. Hoạt động của gan lại chịu ảnh hưởng của yếu tố tinh thần. Vì vậy bệnh nhân gút cũng cần giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh thức khuya.

Chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp phòng ngừa bệnh gout, làm giảm số người trở thành bệnh nhân gout. Như vậy, chế độ ăn uống không thể thay thế được các thuốc điều trị gout, nhưng có một vai trò quan trọng trong điều trị, góp phần làm bệnh gout và các bệnh kèm theo dễ kiểm soát hơn, giảm bớt liều thuốc phải dùng, giảm bớt số thuốc phải dùng. Chế độ ăn uống càng quan trọng hơn khi người bệnh bị dị ứng với các thuốc làm giảm acid uric máu, hoặc vì một lí do nào đó không sử dụng được thuốc này. Chế độ ăn uống còn là biện pháp chính, không thể thiếu được trong việc phòng ngừa bệnh gout cho các đối tượng tăng acid uric máu đơn thuần. Các bệnh rối loạn chuyển hóa ở người thường đi kèm với nhau, ngày càng gia tăng và đang là một hiểm họa lớn cho loài người trong thế kỷ 21. Hội chứng chuyển hóa kinh điển gồm 4 biểu hiện: Béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu. Nay thêm một biểu hiện thứ 5 nữa là tăng acid uric máu, nói cách khác, các bệnh nhân béo phì, cao huyết áp, bệnh mạch vành… rất dễ bị gout và ngược lại, bệnh nhân gout thường mắc bệnh béo phì, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh mạch vành.