Gót chân chỉ là một bộ phận rất nhỏ trên cơ thể, tuy nhiên bạn nên biết rằng nếu gót chân bị đau thì các hoạt động khác của cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Bị đau gót chân là triệu chứng rất phổ biến đồng thời cũng không phải dễ điều trị, hay tái phát do đó đòi hỏi chúng ta cần phải có những kiến thức cơ bản về bệnh. Trong bài viết này dược thảo toàn chân sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về căn bệnh này để bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Mỗi khi bạn đi lại, nhấc chân hoặc chạm chân xuống đất thì gót chân bị đau, đây chính là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh đau gót chân. Giai đoạn đầu khi mới bị đau gót chân người bệnh chỉ thấy đau nhẹ một bên chân nhưng càng về sau tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn, cơn đau lan sang nhiều khu vực khác, chân có khi bị phù. Khi đứng lâu hoặc ngồi một chỗ cũng sẽ đau buốt nhưng hầu hết khi ngủ hoặc nghỉ ngơi thì người bệnh sẽ không cảm thấy đau nữa.
Ai là đối tượng dễ bị đau gót chân
– Người từ 40 – 60 tuổi dễ bị đau gót chân nhất.
– Phụ nữ bị đau gót chân nhiều hơn nam giới.
Phụ nữ bị đau gót chân nhiều hơn nam giới
– Những vận động viên thể dục thể thao hay chạy bộ đường dài, múa bale, nhảy aerobic… là đối tượng hay mắc phải căn bệnh này nhất vì những hoạt động của họ gót chân thường phải chịu nhiều sức căng do đó dây gân rất dễ bị chấn thương.
– Những người có vấn đề trong cấu tạo bàn chân cũng là đối tượng hay bị đau gót chân. Đó là những người có bàn chân phẳng, tướng đi bất thường, vòm chân cong quá… làm cho sự phân phối trọng lượng cơ thể khi đứng không đồng đều gây ra sự ảnh hưởng đến dây gân.
– Giáo viên, công nhân nhà máy, người làm công việc đòi hỏi phải đứng nhiều cũng rất dễ bị đau gót chân.
– Người mang giày quá chặt so với kích cỡ chân, thường xuyên mang giày cao gót cũng sẽ dễ làm các mô xung quanh gót chân dễ bị tổn thương làm cho họ bị đau gót chân.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh đau gót chân
Giữ cân nặng vừa phải để phòng ngừa bị đau gót chân
Để tránh bị mắc phải tình trạng đau gót chân, cách phòng ngừa tốt nhất là:
– Luyện tập thể dục thể thao, ăn uống điều độ để không béo phì, dư cân nặng sẽ không gây ra nhiều áp lực cho dây gân.
– Chọn giày phù hợp với kích cỡ chân, giày chất lượng tốt. Không nên mang giày cao gót, nên chọn mua giày đế thấp hoặc có chiều cao vừa phải. Không đi chân đất, tránh tiếp xúc chân không trực tiếp với những mặt phẳng có bề mặt cứng.
– Để phòng ngừa bị đau gót chân thì không nên mang giày thể thao đã mòn đế, nên thay đổi giày mới khi đã sử dụng được khoảng 500km.