Bệnh gai gót chân là hiện tượng canxi hóa điểm bám tận của gân cơ bám vào xương gót. Khi đi chụp X-quang có thể thấy được hình ảnh “gai xương” mọc ở phía dưới gót chân. Bệnh gai gót chân thường hay gặp phải ở người trung niên, phụ nữ hay mang giày cao gót, người làm việc có tính chất đi đứng nhiều trong ngày, người thường khiêng vác nặng.
Hãy tham khảo bài viết sau đây để có thể nhận biết được bệnh gai gót và cách trị bệnh gai gót chân tốt nhất hiện nay.
Triệu chứng của bệnh gai gót chân
Cơn đau sẽ nhiều hơn khi mang vác nặng
Người bị đau gót chân thường có cảm giác đau nhất là vào buổi sáng, khi vừa mới ngủ dậy và bước đi những bước đầu tiên. Người bệnh phải đi lại một lúc lâu mới giảm cảm giác đau.
Hay đau nhức nhói, nhức buốt ở vùng gan chân hay xương gót, điển hình là đau tăng sau một đợt vận động mạnh đột ngột, giảm đau sau khi nghỉ ngơi một thời gian.
Hoặc có khi cơn đau khởi phát sau một động tác mạnh đột ngột như khi vận động viên chạy đạp chân mạnh để lấy đà. Cơn đau cũng sẽ nhiều hơn khi đi lại nhiều trên bề mặt cứng hoặc phải khiêng vác nặng.
Để có cách trị bệnh gai gót chân hiệu quả, người bệnh cần có chuẩn đoán lâm sàng bằng cách dùng ngón tay cái ấn vào chỗ gót chân đau nhói. Khi yêu cầu người bệnh đứng bằng gót chân đau thì cơn đau sẽ tăng lên nhiều hơn. Ngoài ra, cũng cần chụp phim X-quang vùng gót chân đau để có thể xem xét kỹ hơn về gai gót chân, quan trọng hơn là để phát hiện những tổn thương khác gây nguy hiểm cho người bệnh như viêm nhiễm xương, gẫy xương, áp xe phần mềm, u xương gót.
Khi bị bệnh gai gót chân điều đầu tiên quan trọng cần làm là phải đi giày mềm vừa chân, có thể cho thêm 1 lớp lót đệm vào đế giày. Hạn chế các hoạt động đi lại, khiêng vác nặng, cần nghỉ ngơi thư giãn chân bằng cách gác chân lên cao.
Cách trị bệnh gai gót chân bằng bài thuốc Đông Y:
Cây đỗ tương trị bệnh gai gót chân hiệu quả
► Bài thuốc số 1:
Dùng 500g rễ cây đỗ tương sắc kỹ rồi ngâm chân hằng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ từ 40-60 phút.
► Bài thuốc số 2:
Băng phiến 1g, tế tân 6g, thấu cốt thảo 12g, đem 3 loại đó đi sấy khô, tán nhuyễn, cho vào miếng lót giày bỏ vào trong phần đế giày đi hàng ngày. Người bệnh có thể thay thấu cốt thảo bằng cây phượng tiên hoa (hoa bóng nước)
► Bài thuốc số 3:
Đương quy 20g, xuyên khung 15g, nhũ hương 15g, một dược 15g, chi tử 15g. Đem đi sấy khô tán thành bột mịn. Dùng 1 tấm vải làm thành tấm lót dày chừng 0.5cm có chứa hỗn hợp thuốc bột đó bỏ vào đế giày đi hằng ngày. Đây là cách trị bệnh gai gót chân hiệu quả cho người phải đi đứng nhiều.
Trị bệnh gai gót chân hiệu quả với nhũ hương
► Bài thuốc số 4:
Thảo ô, tế tân và phòng phong lấy lượng vừa đủ, đem đi tán thành bột, mỗi ngày lấy một ít bột đó rắc vào đế giày. Cần lưu ý rằng thảo ô có độc nên không được uống và phải để xa tầm tay trẻ em.
Cách trị bệnh gai gót chân bằng dược thảo Toàn Chân
Dược thảo Toàn Chân – Chai số 4, đặc trị đau gót chân và bàn chân, được chính Đông y sĩ Nguyễn Thanh Toànnghiên cứu và phát triển tại San Jose. Đông y sĩ Nguyễn Thanh Toàn là người đam mê ngành Đông y, ông đang theo đuổi bằng 4 năm Tiến sĩ chuyên về Đông y và Dược thảo.
Chai số 4 – Đặc trị đau gót chân và bàn chân chuyên giúp nuôi dưỡng bàn chân đem lại sự êm dịu và thoải mái cho người bệnh, là cách trị bệnh gai gót chân tối ưu cho sức khỏe bàn chân của bạn sau nhiều năm nghiên cứu.
DƯỢC THẢO TOÀN CHÂN- MANG THẢO DƯỢC ĐẾN MỌI NHÀ
DƯỢC THẢO TOÀN CHÂN được bào chế tại Hoa Kỳ.
DƯỢC THẢO TOÀN CHÂN
Địa chỉ: 3005 Silver Creek Rd, #208 San Jose, CA. 95121. USA.
Điện thoại: (408) 528-9297. Fax: (408) 528-8399
Điện thoại miễn phí: 1-888-297-1997.
Website: https://thaoduocusa.com
SẢN PHẨM CÓ BÁN TẠI VIỆT NAM:
Website: https://sieuthithuocusa.com
Liên hệ : 0935 794 115 – Ms Hiền