Q&A

Đau gót chân nên dùng thuốc gì, khám ở bệnh viện nào?

dau ban chan va got chan do dau11538559369

Đau gót chân nên dùng thuốc gì, khám ở bệnh viện nào?

So với các triệu chứng đau các khớp khác, đau gót chân gây phiền hà nhiều hơn vì ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi lại. Khi gặp phải triệu chứng này, cần tìm đúng nguyên nhân, sau đó thực hiện một số thói quen chăm sóc, bảo vệ gót chân tại nhà để gót chân có thể nhanh chóng hồi phục mà không cần dùng đến thuốc.

Nguyên nhân gây đau gót chân

Gót chân tiếp xúc trực tiếp với vật cứng, nền đất hay giày dép. Vì thế, rất dễ bị đau và tổn thương. Các nguyên nhân gây đau cũng đa dạng. Chỉ cần một thay đổi nhỏ về chiều cao giày dép hoặc đi lại trên đoạn đường gồ ghề… cũng có thể phát sinh cơn đau. Có khi sáng thức dậy cơn đau đột nhiên xuất hiện mà không hiểu nguyên nhân gì. Nhìn  chung, cơn đau hay đến với những vận động viên thể thao hoặc thay đổi chế độ tập luyện (từ nhẹ sang nặng). Đau gót chân chia làm 2 dạng: Đau mặt dưới gót chân và đau mặt sau gót chân.

Đau mặt dưới gót chân thường do viêm cân gan chân

Chấn thương gan chân do đi trên mặt nền không bằng phẳng hoặc giẫm phải sỏi đá. Mô mỡ đệm ở gan chân bị tổn thương trực tiếp trong trường hợp này. Thường là nghỉ ngơi vài ngày sẽ khỏi. Thuốc giảm đau hay chống viêm cũng có thể được dùng để giảm đau nhưng nếu triệu chứng đau kéo dài hơn 1 tuần thì cần phải được thăm khám.

Đau mặt sau gót chân thường do viêm gân gót (đau gót chân Achilles) hoặc viêm bao hoạt dịch gân gót.

+ Viêm gót chân: Nhiều người hay thắc mắc về viêm gân Achilles là gì? Viêm gân gót chính là câu trả lời. Đau gót chân Achille là tên gọi khác của viêm gân gót. Viêm gân gót thường gặp ở những người chơi thể thao hoặc tập luyện với cường độ cao. Người ở lứa tuổi trung niên cũng hay gặp bệnh đau gót chân dạng này, tuy nhiên vận động viên thể thao hay gặp triệu chứng này hơn. Gân gót bị kéo căng quá mức hay các chấn thương lặp đi lặp lại mà không được xử lý đúng cách sẽ khiến gan gót mất đi độ mềm dẻo. Lâu ngày dẫn đến thoái hóa, đau nhức, khó chịu.

+ Viêm bao hoạt dịch gân gót: Việc sử dụng quá mức bàn chân, gân gót quay sấp hoặc bị kéo căng liên tục lại nhiều lần sẽ dễ khiến bao hoạt dịch bị tổn thương. Đi giày dép cao gót, thay đổi độ cao giày dép thường xuyên, tăng độ dài quãng đường, thời gian luyện tập quá sức… là những những nguyên nhân khởi phát viêm bao hoạt dịch gân gót.

đau gót chân

Có thể hết đau gót chân không cần dùng thuốc không?

Nếu mức độ đau gót chân nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà mà không cần đến bệnh viện, cũng không cần dùng đến thuốc. Thường thì các cơn đau sẽ giảm hẳn sau vài ngày.

Trước hết, cần ngưng ngay việc tập luyện. Nghỉ ngơi nhiều và hạn chế đi lại để gót chân có thời gian hồi phục. Chườm đá vào chỗ đau để giảm đau trong 20 phút, 3 – 4 lần một ngày. Nẹp bất động bàn chân ở tư thế trung gian vào buổi tối (với trường hợp đau nhiều). Đi giày, dép mềm có miếng độn cao su hoặc silicon dưới gót chân, đồng thời có phần cứng để chỉnh hình gót chân.

Khi đau quá thì có thể dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid như aspirin, meloxicam diclofenac… Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể đi kèm với tác dụng phụ không mong muốn nếu dùng không đúng cách. Vì thế, tốt nhất người bệnh không nên tự làm bác sĩ để chữa cho mình để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Nên đi khám và uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nếu cơn đau kéo dài quá 1 tuần. Đặc biệt, không tùy tiện tiêm corticoid giảm đau tại chỗ ở các cơ sở y tế không đảm bảo mà phải đến các chuyên khoa lớn, uy tín.

Vật lý trị liệu (hồng ngoại, sóng ngắn, nhiệt nóng bằng paraffin…) và tập luyện các bài tập nên được thực hiện thường xuyên. Cụ thể đó là các bài tập kéo dãn cơ bắp chân, cán dãn cơ lòng bàn chân, kéo dãn lòng bàn chân, uốn chân, nhặt khăn, gắp bi… Một số người sợ bệnh đau gót chân tái phát nên không tập luyện. Nhưng chính sự tập luyện đúng đắn mới chính là “liều thuốc” tự nhiên giúp gót chân dẻo dai và khỏe hơn. Lưu ý chỉ nên tập các động tác này sau khi các cơn viêm “hạ nhiệt” hoặc đỡ hẳn. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tập luyện.

Một số bài tập cải thiện hoạt động gót chân, bàn chân. (Tập sau khi cơn đau viêm thuyên giảm)

đau gót chân

Nguyên nhân đau gót chân

Đau gót chân có nguy hiểm không?

Đau gót chân thông thường do giẫm trúng sỏi đá hay đi trên nền cứng, chấn thương, té ngã nhẹ… thường khỏi sau vài ngày. Nếu triệu chứng đau kéo dài quá 1 tuần cần phải tích cực thăm khám để tránh diễn biến xấu hơn.

Lúc này, đau gót chân có thể sẽ phát triển theo chiều hướng viêm. Cần phải dùng thuốc để điều trị. Nếu để lâu, đau gót chân trở thành mạn tính thì quá trình điều trị sẽ khó khăn và kéo dài, gây tốn kém tiền bạc và thời gian.

Các cơn đau sẽ lặp lại thường xuyên, người bệnh khó lao động, làm việc được như bình thường. Một số hậu quả của bệnh đau gót chân có thể xảy ra đó là:

  • Gai xương gót: Do người bệnh viêm cân gan chân kéo dài mà không được điều trị phù hợp. Khi gót chân tổn thương, cơ thể tự đưa canxi đến bổ khuyết cho vùng xương bị tổn thương hư hại. Từ đó hình thành gai xương gót. Gai xương gót hiếm khi được tiến hành cắt bỏ.
  • Hội chứng đường hầm cổ chân: Triệu chứng này khá nguy hiểm do dây thần kinh chầy sau bị chèn ép. Dây thần kinh bị chèn ép sẽ dễ dẫn đến cảm giá tê cóng, căng chặt vùng gót chan, bàn chân.  Phẫu thuật giải phóng chèn ép có thể được áp dụng trong trường hợp này

đau gót chânđau gót chân

Bệnh viện khám và điều trị bệnh đau gót chân

Nếu cơn đau gót chân kéo dài ngày này qua ngày khác, người bệnh cần kịp thời lựa chọn các địa điểm thăm khám uy tín để được theo dõi. Một số chuyên khoa xương khớp ở các bệnh viện lớn có  thể khám và chữa đau gót chân rất tốt. Tham khảo một số địa điểm sau:

Ở Hà Nội

  • Khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai Hà Nội
  • Khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện E
  • Khoa Khám Xương Khớp Bệnh viện Việt Đức

Ở TP.HCM

  • Khoa Xương Khớp Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM
  • Khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện 115
  • Khoa bệnh học Cơ Xương Khớp Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM

YouTube video

số 4