Đau vùng thắt lưng: dấu hiệu của nhiều bệnh
Đau vùng thắt lưng là triệu chứng phổ biến có thể gặp trong mọi độ tuổi, do nhiều nguyên nhân bao gồm các bệnh lý về xương khớp, bệnh về tiết niệu và do chính thói quen sinh hoạt, tư thế sai trong lao động cũng như nghỉ ngơi.
Ngày nay, tỷ lệ người mắc chứng đau vùng thắt lưng là rất lớn, có tới hơn 70% dân số trên thế giới có ít nhất một lần bị đau vùng thắt lưng trong đời, mặc dù trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như khả năng làm việc, vận động nhưng phần lớn người bệnh thường tự điều trị và chỉ đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi bệnh đã có diễn biến phức tạp hơn. Mặc dù là bệnh lý phổ biến và nguy hiểm, nhưng những hiểu biết về đau vùng thắt lưng còn rất hạn hẹp, nên việc phòng ngừa chưa được quan tâm đúng mức và kém hiệu quả.
Đau vùng thắt lưng là triệu chứng phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai |
Đau thắt lưng do đâu?
Đau thắt lưng do nhiều nguyên nhân, bao gồm nguyên nhân bệnh lý và thói quen sinh hoạt.
Đau thắt lưng do bệnh lý như người mắc hội chứng đau cơ mạc với triệu chứng đau nhiều lên vai cổ; đau thắt lưng do căng giãn xương cùng chậu gây tǎng nhạy cảm tại chỗ ở vùng lõm của lưng; đau cạnh cột sống do gồm chấn thương của phần diện khớp, cǎng giãn cơ, hoặc là các vết rách nhỏ của vòng xơ đĩa đệm; thoát vị đĩa đệm,…
Anh Trịnh Tuấn Linh (25 tuổi, nhân viên truyền hình cáp) chia sẻ: “Tôi bị đau cứng vùng thắt lưng, cảm giác đau nhức rất khó chịu, tôi không thể cúi người, không thể xoay người khi nằm, lúc đầu tôi chỉ nghĩ đau thông thường và dán cao hy vọng giảm đau và khỏi bệnh, tuy nhiên phương pháp này không hiệu quả.Tôi đã đi khám và được các bác sĩ chỉ định chụp X quang 2 tư thế thẳng và nghiêng, kết quả là tôi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và cần theo dõi điều trị.”
Ngoài ra, đau thắt lưng do thói quen sinh hoạt không đúng, tư thế sai trong lao động, thậm chí lúc nghỉ ngơi như ngồi, hay nằm không đúng tư thế
Tư thế làm việc không đúng cũng gây đau mỏi vùng thắt lưng |
Cũng bị đau thắt lưng, chị Thanh Tâm (28 tuổi, nhân viên văn phòng) cho biết: “Tôi bi đau khớp thắt lưng không rõ lý do tại sao, vì đau kéo dài khó chịu nên tôi đã đi khám, tôi bị đau cứng cơ do ngồi nhiều và ít vận động”.
Nhiều nguy cơ tăng đau thắt lưng
Hầu hết mọi người đều từng trải qua cảm giác bị đau thắt lưng ở độ tuổi 30. Nguy cơ mắc bệnh cũng tăng dần theo tuổi. Ngoài ra, một số lý do khác làm tăng nguy cơ đau thắt lưng:
– Người mắc các bệnh lý về xương khớp như gai đôi cột sống, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, lao cột sống,…
– Người thừa cân béo phì
– Những người làm việc văn phòng, lái xe, những thường xuyên phải ngồi nhiều, ngồi sai tư thế, ít vận động
– Người lao động chân tay, thường xuyên phải bê vác vật nặng
– Chơi thể thao quá sức, …
Đi khám khi nào?
Đau thắt lưng bản thân nó không phải là bệnh lý, mà có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh, vì vậy tốt nhất người bệnh cần đi khám chuyên khoa cơ xương khớp để chẩn đoán nguyên nhân và có hướng điều trị theo nguyên nhân.
Bệnh nhân được bác sĩ Bệnh viện Thu Cúc tư vấn tận tình |
Các chuyên gia về Cơ xương khớp khuyến cáo, đối với những ca đau vùng thắt lưng dữ dội và lan xuống chân, tê chân, thậm chí mất kiểm soát tiểu tiện cần đi khám ngay, bởi đây là dấu hiệu bệnh nặng, có thể mất khả năng vận động.
Đối với chẩn đoán đau vùng thắt lưng, ngoài khâu thăm khám lâm sàng, cần thiết thực hiện một số chẩn đoán chuyên sâu tùy trường hợp cụ thể như: chụp X – quang phim thẳng và nghiêng, đôi khi cũng cần chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRi) để xác định mức độ tổn thương của đốt sống và đĩa đệm.
Chủ động phòng ngừa bệnh
Cho tới nay vẫn chưa có một phương pháp nào hoàn hảo trong điều trị đau vùng thắt lưng, do đó công tác phòng ngừa bệnh cần thiết chú trọng. Các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp bệnh viện Thu Cúc cho biết, sinh hoạt hàng ngày khoa học giúp giảm và phòng ngừa đau thắt lưng:
– Chắc chắn rằng các tư thế trong lao động, cũng như nghỉ ngơi đúng, tránh ngồi lâu, tránh cúi khom người,…
– Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên
– Duy trì trọng lượng cơ thể ổn định, tránh thừa cân béo phì.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm đảm bảo phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.