ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO USA, Sức Khỏe - USA

Phong thấp, thời tiết chuyển mùa lại càng lo ngại

Phong là gió, thấp là ẩm (mưa), gọi chung là phong thấp để chỉ tác nhân gây hại sức khỏe. Phong thấp xâm nhập vào tay chân gây tê nhức, đau mỏi dai dẳng, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Vậy làm sao để đối phó với chứng bệnh phiền toái do phong thấp gây ra?
Phong thấp gây tê nhức chân tay
Vào những ngày thời tiết thay đổi, gió mưa thất thường, lũ lụt, thủy triều dâng cao khiến môi trường sống ẩm thấp hay những ngày mùa đông lạnh giá, nhiệt độ xuống thấp, gió mùa đông bắc về làm nhiều người cảm thấy mệt mỏi trong người, chân tay tê nhức, xương khớp đau mỏi. Mức độ tê, đau tăng lên nhiều, nhất là những người đã mắc căn bệnh này lâu năm thì dường như những ngày đó là “quá sức” chịu đựng, nên họ buộc phải dùng thuốc giảm đau.
Theo Đông y, tê nhức chân tay thường gặp khi sức khỏe giảm sút, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm nên dễ bị tác động bởi gió (phong), lạnh (hàn), ẩm thấp (thấp) khiến kinh mạch bị ứ trệ, khí huyết kém lưu thông, gây nên các triệu chứng tê mỏi, chân tay lạnh, tê buốt, co mỏi, các khớp đau nhức, vai gáy và lưng gối đau mỏi. Chính vì vậy, tăng cường sức đề kháng cơ thể, cải thiện tuần hoàn máu đến chân tay sẽ giúp phòng ngừa và cải thiện nhanh chứng tê nhức chân tay.

 

te nhuc
Khắc phục tê nhức chân tay do phong thấp
Tê nhức chân tay do phong thấp không chỉ khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi mà nếu để kéo dài, bệnh có thể diễn biến phức tạp. Vì thế, cần nhanh chóng khắc phục để tránh nhiều di chứng nặng nề.
Cần xây dựng một lối sống cân bằng: vận động phù hợp và sinh hoạt điều độ. Không ít người nghĩ tê nhức chân tay không nên vận động nhiều nhưng đây là quan niệm sai lầm. Vận động ở mức độ hợp lý sẽ giúp tăng cường lưu thông máu đến tay chân, làm giảm nguy cơ mắc tê nhức chân tay. Một số môn thể thao mà người bị tê nhức chân tay có thể lựa chọn như bơi lội, đi bộ hay tập các bài aerobic nhẹ nhàng…
Dinh dưỡng cũng là vấn đề cần chú ý đối với người bị tê nhức chân tay do phong thấp. Nên ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin A (xoài, đu đủ, bí đỏ), vitamin C (cam, nho, cà chua), vitamin E (mạch nha, lạc, rau xanh) để tăng cường sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh.
Ngoài ra, để phòng ngừa các tác động khi chuyển mùa của bệnh phong thấp, người bệnh cần chú ý giữ ấm, không để cơ thể tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh, ẩm trong thời gian dài.
Thảo dược quý cho người mắc chứng tê nhức chân tay
Hiện nay, để đối phó các chứng bệnh, nhiều người có xu hướng tìm đến các thảo dược tự nhiên, cho hiệu quả cao và an toàn khi sử dụng lâu dài.
Một số loại thảo dược quý như thục địa, độc hoạt, đương quy, xuyên khung, ngưu tất… giúp tăng cường lưu thông khí huyết và kinh mạch, trừ phong thấp, hỗ trợ điều trị các triệu chứng tê nhức chân tay, đau mỏi vai gáy…
Người mắc chứng tê nhức chân tay có thể dùng viên uống bổ sung được chiết xuất từ các loại thảo dược kể trên để khắc phục tê nhức chân tay hay những hệ quả khác từ bệnh phong thấp.

Dược Thảo Toàn Chân (USA) 

 1 (2)JOINTGARDE #1 (ĐAU NHỨC PHONG THẤP) điều trị:
- Đau Khớp Đầu Gối?
- Đau Khớp Xương Hông?
- Đau Khớp bả Vai?
- Tê Cứng Cánh Tay?
-> Tái Tạo Sụn, Chất Nhờn Cho Khớp Xương
-> Lưu Thông Khí Huyết