Theo nghiên cứu của các chuyên gia y khoa năm 2013, trẻ dưới 5 tuổi trên toàn quốc có tỷ lệ thừa cân béo phì là 4%. Tại một số Thành phố lớn ở Việt Nam, tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn mức trung bình của các nước châu Á và các nước đang phát triển. Cá biệt có địa phương mức béo phì lên đến con số 12%, gan nhiễm mỡ
Thừa cân béo phì ở trẻ em, điều cần quan tâm
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, sinh hoạt không điều độ… dẫn đến nguy cơ béo phì ở trẻ. Nếu câu chuyện chỉ dừng lại ở việc béo phì thì có lẽ điều đó không quá nặng nề. Tuy nhiên, đây cũng chính là khởi đầu cho chuỗi ngày khó khăn về sức khỏe của các em. Chất béo không chỉ đơn thuần dư thừa bên dưới lớp da mà còn hiện diện xung quanh cơ quan nội tạng. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy và biến chứng khác, trong đó có vấn đề về gan nhiễm mỡ không do rượu hay còn gọi là NAFLD. Ở trẻ nhỏ, gan nhiễm mỡ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như lao phổi, viêm xương tủy, tiêu chảy mạn tính, các bệnh về chuyển hóa, ngộ độc thuốc, bệnh di truyền… trong đó béo phì là nguyên nhân quan trọng và phổ biến nhất.
Với bề dày trên 20 năm kinh nghiệm trong ngành y về lĩnh vực Nội tiêu hóa – Gan mật, BS Trần Thị Ánh Tuyết – Chuyên khoa II, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin, cảm thấy rất quan tâm và lo ngại về các trường hợp gan nhiễm mỡ ở trẻ em dư cân được phát hiện khi kiểm tra sức khỏe. Chia sẻ về trường hợp bệnh nhân mới đây, BS Ánh Tuyết cho biết một bé trai 12 tuổi tình cờ được phụ huynh đưa đến kiểm tra sức khỏe tại phòng khám. Kết quả ghi nhận bé cân nặng đến 62kg, qua siêu âm, BS phát hiện bé bị gan nhiễm mỡ ở mức độ ba. Đây là mức độ gan nhiễm mỡ cao nhất và ở giai đoạn nguy hiểm nhất trong ba giai đoạn nhiễm mỡ của gan. Ngoài ra, các chỉ số xét nghiệm men gan của bé tăng gấp bốn lần so với bình thường, kèm theo đó là tăng cholesterol và triglyceride. Do vậy với những trẻ béo phì, các bậc phụ huynh cần quan tâm và cho các em kiểm tra, xét nghiệm gan, nhằm phát hiện tình trạng gan nhiễm mỡ để theo dõi điều trị sớm.
BS Trần Thị Ánh Tuyết – Chuyên khoa II, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin
Trẻ thừa cân béo phì: cần chẩn đoán bệnh sớm
Những bé trong tình trạng béo phì thường có chế độ ăn nhiều chất béo, đồ ngọt. Ngoài ra, việc học hành căng thẳng hoặc nhiều phụ huynh không chú ý cho bé tham gia hoạt động thể chất dễ dẫn tới tình trạng cơ thể lười vận động. Điều đó khiến gan hoạt động quá công suất, không kịp chuyển hóa hết chất béo. Tình trạng này tích tụ mỗi ngày khiến mô mỡ không được đốt cháy nên mỡ càng tích tụ trong gan, gây ra gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ khởi đầu đa phần không có triệu chứng rõ rệt và phần lớn đều được phát hiện tình cờ qua siêu âm khi kiếm tra sức khoẻ. Một khi sự tích tụ mỡ khá nhiều trong gan người bệnh sẽ cảm thấy nặng tức vùng dưới sườn bên phải. Nếu không được phát hiện sớm để điều chỉnh sẽ có một số triệu chứng: mệt mỏi; ăn không ngon; buồn nôn hoặc ói mửa; giảm hoặc khó tăng cân; đau bụng hoặc sưng bụng; lòng trắng và da ngã vàng; chảy máu cam… Theo BS Tuyết, chẩn đoán sớm bệnh viêm gan nhiễm mỡ là việc làm rất quan trọng. NAFLD có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt bệnh đang có xu hướng trẻ hóa và xuất hiện ngày càng nhiều ở nhóm đối tượng trẻ em. Do vậy, cần chú ý phòng ngừa gan nhiễm mỡ cho trẻ em thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học. Để biết bé có mắc bệnh hay không và mức độ tổn thương gan thế nào, các xét nghiệm có thể được thực hiện như xét nghiệm máu, men gan AST, ALT cùng một số xét nghiệm khác như siêu âm gan để xác định các bất thường khác ở gan. Với các trẻ đã thừa cân, bố mẹ cần giúp bé duy trì một trọng lượng phù hợp và tập thể dục thường xuyên.
Naturenz – Cho lá gan khỏe hân hạnh đồng hành cùng chương trình NHẬT KÝ BÁC SĨ – HÀNH TRÌNH CHĂM SÓC GAN.
Bạn đọc có thắc mắc về gan, xin vui lòng gửi câu hỏi về chương trình để được các chuyên gia hàng đầu về gan: Tiến Sĩ Phạm Thị Thu Thủy, BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương và BS.CK2 Trần Thị Ánh Tuyết tư vấn trực tuyến 24/7.