ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO USA, Q&A, Sức Khỏe - USA

Đau thần kinh tọa là gì?

Nguyên nhân đau nhần kinh tọa

Nguyên nhân chính của bệnh là do thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ sợi bọc nhân nhày ở trung tâm. Nhờ tính đàn hồi, đĩa đệm làm nhiệm vụ như 1 giảm sóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương (ngã dồn cột sống, khiêng vác nặng…).

đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là bệnh rất hay gặp phải hiện nay

Ở những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức…), nhất là sau động tác cúi xuống nâng vật nặng, nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống gây chèn ép rễ TK vùng cột sống thắt lưng gây ĐTKT hoặc do các dị dạng bẩm sinh (quá phát mỏm ngang, gai đôi hay quá phát mỏm ngang các đốt sống thắt lưng cuối hay đốt sống cùng đầu tiên) hay thứ phát vùng cột sống thắt lưng (thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, … viêm đốt sống do nhiễm khuẩn…).
Ngoài ra yếu tố tâm lý hay làm việc trong tư thế xấu, gò bó, rung sóc, chấn thương, mang vác nặng ở tư thế sai là yếu tố thuận lợi thúc đẩy xuất hiện và tái phát của bệnh.
Một số nghề nghiệp có tư thế làm việc gò bó, phải mang vác và lao động nặng hoặc vượt quá ngưỡng sinh lý như: CN bốc vác, CN mỏ, nghệ sĩ xiếc, bale, cử tạ… Nói chung, với các BN làm nghề chân tay nặng nhọc hoặc hoạt động thể thao sẽ dễ xuất hiện và tái phát bệnh hơn.

Biểu hiện thế nào?

Đau dưới nhiều kiểu khác nhau
Đa số ĐTKT khởi phát từ từ. Các bệnh nhân hầu hết đã có một hay nhiều đợt đau thắt lưng trước đó. Đau là triệu chứng nổi bật, khởi đầu là đau thắt lưng vài giờ hoặc vài ngày sau đau tiếp tục tǎng lên và lan xuống mông, mặt sau đùi, kheo và cẳng bàn chân theo đường đi của dây TKT.
Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tǎng khi ho, hắt ơi, cúi. Đau tǎng về đêm, giảm khi nằm yên trên giường cứng, gối co lại. Có cảm giác kiến bỏ, tê cóng hoặc như kim châm tương ứng với vùng đau. Đau tới mức người bệnh phải vẹo về một bên để chống đau, cơ cạnh cột sống co cứng.
Tùy theo rễ thần kinh bị tổn thương, bệnh nhân có thể không nhấc được gót hay mũi chân. Dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương. 85% bệnh nhân ĐTKT một bên. 60% bị bên trái.

Khi bệnh nặng

Khi bệnh nặng người bệnh thấy chân tê bì, mất cảm giác không kiểm soát được tiểu tiện. Có trường hợp đau dữ dội khiến người bệnh phải nằm về phía đỡ đau và không thể động đậy.

Điều trị

Để điều trị ĐTKT Trước hết phải cố gắng phát hiện được nguyên nhân. Tốt nhất là kết hợp các biện pháp nội khoa, đông y, ngoại khoa, tâm lý, vật lý trị liệu và phục hồi chức nǎng. Phẫu thuật chỉ có chỉ định trong một số rất ít các trường hợp. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để có chỉ định về thuốc men và các biện pháp điều trị hỗ trợ.

Nghỉ ngơi

Điều đầu tiên đối với bệnh nhân là nghỉ ngơi và bất động khi đau nhiều, giường nằm cần phẳng và cứng. Để đỡ đau có thể nằm co chân lại hay nằm sấp. Khi có nguy cơ lún và di lệch cột sống (lao, viêm, ung thư…) các bác sĩ sẽ cố định bằng bột, đai nẹp, yếm, áo chỉnh hình thắt lưng. Chỉ sau khi bệnh đã ổn định, người bệnh mới được dần dần vận động lại. Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống bệnh nhân có thể đeo đai lưng.

Phương pháp vật lý trị liệu

Trong điều trị bệnh ĐTKT, phương pháp vật lý trị liệu đã cho kết quả khá tốt. Có thể dùng các biện pháp chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại,sóng ngắn, từ trường, điện dẫn thuốc lên vùng cột sống thắt lưng nhằm giảm đau và giảm co cứng cơ.
Khi có điều kiện có thể sử dụng liệu pháp tắm cát, tằm bùn và đắp bùn, tắm nhiệt, tắm suối khoáng, liệu pháp biển (điều trị bằng nước biển, bùn biển, rêu và khí hậu biển). Người ta cũng áp dụng cả các phương pháp đông y như xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm.

Thuốc

YouTube video

LUMBARGARDE #2 (ĐAU THẮT LƯNG VÀ THẦN KINH TỌA)

So 2

LUMBARGARDE – Đau Thắt Lưng và Thần Kinh Tọa – chuyên giúp cơ thể đối phó với sự đau lưng kinh niên như đau thắc lưng (L3, L4, L5), đau lưng vì sụp đĩa đệm, đau lưng vì gai xương sống, và đặc biệt đau thần kinh tọa sciatica.

Dược Thảo Toàn Chân Chai số 2

 Dược Thảo Toàn Chân Chai số 2 nuôi dưỡng lại vùng bị đau, tăng lưu thông khí huyết và phục hồi lại sự co giãn cho cơ bắp. Nếu không được quan tâm đúng cách, cơn đau sẽ tăng lên và lan tỏa xuống tận bàn chân. Đôi khi cơ đùi và cơ bắp chối cũng bị teo dần gây ra suy nhược chân và dẫn đến đau đớn trong việc đi đứng hàng ngày.

 Dược Thảo Toàn Chân Chai số 2 giúp phục hồi nhanh và an toàn, không tốn kém và đau đớn như giải phẫu. Quý vị nên chọn phương pháp điều trị bằng dược thảo vì không có phản ứng phụ và gây nghiện như thuốc giảm đau painkillers. Hiệu quả nhanh chóng và lâu bền.*

Cách dùng:
  • Dùng 3 viên mỗi lần, 3 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất 2 giờ
  • Hoặc dùng theo chỉ định của Bác sĩ
  • Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, hỏi ý kiến ​​Bác sĩ trước khi dùng
  • ***  Để đạt hiệu quả cao nhất, nên uống trước khi ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, uống cách các thuốc điều trị khác 2giờ uống. Nên sử dụng liên tục theo từng đợt 1 – 4 tháng dựa trên tốc độ hồi phục mà chúng ta mới có thể ước lượng được mình sẽ bình phục trong bao nhiêu chai.***

Quy cách đóng gói: Viên nang, 100 viên/1 chai

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng

Sản xuất bởi: HERBAL FX – USA

Sản Phẩm do Đông y sĩ Nguyễn Thanh Toàn với nhiều năm kinh nghiệm đảm trách.  Sản xuất tại USA, trong phân xưởng được kiểm soát bởi Cục Quản Lý Dược Phẩm Hoa Kỳ (U.S. Drug Enforcement Administration)

Phòng bệnh

Chế độ ăn uống sinh hoạt
Trong phòng bệnh ĐTKT quan trọng là phải có chế độ ǎn uống sinh hoạt hợp lý, cần bỏ rượu, thuốc lá, giảm cân với những người béo phì, tránh những cǎng thẳng quá mức về tâm lý. Không nên nằm đệm quá dầy và mềm.

Tư thế

Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác hay nhấc vật nặng. Người luôn đứng ở thế thẳng, không rũ vai, gù lưng, tránh khom lưng khi ngồi đọc và viết lâu, nên ngồi gần bàn viết, ghế ngồi không quá cao hoặc bàn viết không quá thấp.
Nếu phải ngồi lâu nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ. Khi ngồi trên ghế bảo đảm góc của khớp háng bằng với góc đầu gối, bàn chân đặt phẳng trên sàn nhà và khung xương chậu tựa vào sau ghế để giữ cho phần cơ thể từ hông trở lên được thẳng.
Khi mang vác vật nặng, hãy để cho sức nặng của vật chia đều cả hai bên cơ thể. Không bao giờ mang vật nặng ở một bên. Tránh mang nặng trong thời gian dài. Khi muốn nhấc một vật nặng lên nên co đùi, gập gối, đôi chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng. Nên đứng lên bằng cách thẳng hai chân. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc vật nặng.

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên, không quá sức, áp dụng các bài tập tǎng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ cạnh cột sống và cơ bụng. Có thể đi bộ trên nền phẳng, bơi, đạp xe. Tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như golf, bóng chuyền, tennis, vác balô nặng… Tránh làm các nghề như lái mô tô, máy kéo… Cần cải thiện điều kiện làm việc, hạn chế các sang chấn về tinh thần, chấn thương do lao động.
BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc
(Theo báo Sức khoẻ và Đời sống chuyên đề số 63 12/2001)